Ở phía của người nghèo
Sinh ra và lớn lên ở Cà Mau,ómHữuDuyênSàiGònvàcáitâmcủangườithuyềntrưởgiải sbt lý 8 trong gia đình "mẹ góa, con côi", Trương Thư Hoàng đã phải bươn chải nhiều công việc phụ mẹ từ nhỏ. Mẹ bán rau ở chợ, 7-8 tuổi anh đã biết thức dậy sớm để dọn hàng, phụ bán. "Hồi đó nhà Hoàng nghèo lắm, ở với ngoại, được cậu thương", anh kể mà rưng rưng.
Tuổi thơ cơ cực, nhưng Trương Thư Hoàng vẫn quyết tâm học hành kiếm cái chữ. Thầy cô giáo, các nhà hảo tâm biết được hoàn cảnh của Hoàng đã động viên, hỗ trợ. Những món quà nhỏ đỡ nâng cho Hoàng theo đuổi con chữ thuở ấy còn mang cả giá trị tinh thần đầy ủi an. "Có lẽ, Hoàng cũng được nuôi lớn tình thương và sự sẻ chia từ chính những món quà mình nhận được lúc bé".
Lớn lên, có lúc Hoàng đã làm khá nhiều việc phổ thông, nặng nhọc để kiếm sống, lo cho mẹ và người thân. Đến khi lên TP.HCM học, Trương Thư Hoàng cũng thiếu trước hụt sau. Khi học nghề ở Trường cao đẳng Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ, có lúc Hoàng chông chênh đến mức muốn dừng lại ước mơ trở thành bartender. "Hoàng nhớ, lúc đó đã không có tiền đóng học phí rồi mà còn bị mất xe. Hoang mang trước tương lai vô định, Hoàng quyết định nghỉ học", anh kể.
Thầy cô, bạn bè biết được đã động viên, hỗ trợ vật chất để Hoàng tiếp tục con đường học dang dở. Nhờ những lời động viên và giúp đỡ kịp thời đó, Hoàng đã hoàn thành khóa học.
Nhưng, cuộc đời Trương Thư Hoàng không chỉ dừng lại ở nỗi khổ thiếu thốn vật chất với đủ thử thách từ cuộc sống nơi Sài thành. Một ngày, Hoàng phát hiện mình bị lao phổi khi cơ thể cứ rày đau mai ốm, sụt giảm ký nghiêm trọng. Nhận được tin, Hoàng chới với khi nghĩ về tuổi trẻ đầy khó khăn, lao lực đã dẫn tới bạo bệnh. Nghĩ về mẹ, người tảo tần lo cho mình cả quãng thanh xuân mà chưa báo đáp được gì, anh âm thầm ôm mặt khóc. Nhưng, mẹ cũng chính là động lực để Hoàng nỗ lực hơn. Trong quá trình điều trị, có lúc ho ra máu, ngất xỉu, được cứu và lại được sự yểm trợ từ tinh thần tới vật chất của người khác, Trương Thư Hoàng một lần nữa được hồi sinh.
"Nhìn lại cuộc đời mình, Hoàng thấy giống như một bộ phim đầy bi kịch. Nhưng rồi khó khăn nào cũng qua, ánh sáng ở cuối đường hầm", Hoàng mỉm cười khi nói về thực tại.
Tôi đã nhận được rất nhiều ân huệ từ người hữu danh đến âm thầm hỗ trợ để tôi có ngày hôm nay - một Thư Hoàng khỏe mạnh, có công ăn việc làm, kết duyên thiện lành được với nhiều cô chú, anh chị có tấm lòng từ bi, luôn sẵn lòng chia sẻ, do vậy tôi sẽ làm từ thiện cho đến cuối đời, trong khả năng, để đáp đền một phần nhỏ tình người đã thọ nhận
Trương Thư HoàngTri ân, chia sẻ và kết nối
Nghĩ về người khốn khổ hơn chính là động lực thôi thúc Trương Thư Hoàng mở lòng trong các hoạt động thiện nguyện. Hơn 9 năm trước, anh bén duyên với một vài nhóm thiện nguyện, vừa tham gia như tình nguyện viên, vừa ủng hộ vật chất để các chương trình từ thiện được diễn ra như kế hoạch. Càng đi, Hoàng càng thấy những người khó khăn hơn và cảm nhận được những may mắn của mình. "Mình nghèo nhưng vẫn còn có sức khỏe để làm việc. Mình chưa giàu nhưng mình còn có cái nghề để kiếm sống. Mình gặp bạo bệnh nhưng may mắn đã gặp thầy gặp thuốc…", Hoàng nói.
Hoàng cho biết, ai cũng có khả năng để chia sẻ với một ai đó bằng nhiều phương thức: một ít tiền, một ít sức, một lời nói dễ thương, một lời khuyên đúng hoặc thậm chí chỉ là ngồi lắng nghe người khác tâm sự những nỗi buồn của họ, hay một ánh nhìn cảm thông, cầu mong cho người nào đó bớt khổ...
Tâm niệm như vậy, Hoàng dễ dàng trở thành bạn của nhiều người, đến gần hơn với tha nhân. Khi đủ vững chãi và có ít nhiều kinh nghiệm, chính Hoàng trở thành "đầu mối" cho những hoạt động thiện nguyện. Trước khi chính thức lập nhóm, Trương Thư Hoàng cũng tập hợp được nhiều người "đồng hạnh, đồng nguyện" thực hiện nhiều chuyến tặng quà, xây cầu, trao học bổng cho người nghèo khó. Hoàng thường làm thiện nguyện ở miền Tây, nhất là Bạc Liêu và Cà Mau. "Bà con ở miền Tây còn thiếu thốn khá nhiều, có những người ở trong những ngôi chòi lụp xụp. Nhiều nơi cầu đường không được tốt nên họ càng khó có điều kiện phát triển kinh tế", Hoàng tâm sự.
Với Trương Thư Hoàng, làm từ thiện, ngoài cứu đói, cứu khổ - trao miếng cơm, manh áo, hỗ trợ viện phí… thì trao "cần câu" mới là căn cơ. Chính vì vậy, nhóm của Hoàng còn chăm sóc sự học cho trẻ nghèo bằng các suất học bổng, xe đạp để các em có phương tiện đến trường. Bên cạnh đó, Hoàng và thành viên "Hữu Duyên Sài Gòn" còn chú trọng làm nhà cho người nghèo "an cư", từ đó trao con giống, cây giống để họ "lạc nghiệp".
Minh bạch tài chính và luôn theo quy trình trong công tác thiện nguyện, từ khâu tiền trạm đến khi trao quà đều kết nối với địa phương, tìm hiểu kỹ các nhu cầu để hỗ trợ đúng, kịp thời nên Trương Thư Hoàng cùng "Hữu duyên Sài Gòn" nhận được sự tin tưởng, đồng hành ngày một nhiều.
Trong suốt 9 năm qua, các hoạt động của Hoàng và nhóm thực hiện, với kinh phí khoảng 700 triệu đồng, có năm cả tỉ đồng/năm, đã góp phần sưởi ấm nhiều mảnh đời khó khăn, gieo hạt mầm sống đẹp cho nhiều người tìm đến tham gia. Được biết, mới đây, "Hữu duyên Sài Gòn" đã xây 3 cây cầu, 3 thư viện, làm 3 căn nhà trong một chương trình ở Cà Mau, Bạc Liêu.
Những ngày này, "Hữu duyên Sài Gòn" đang chuẩn bị chương trình thiện nguyện cuối năm 2023 và điểm đến là huyện Đam Rông (Lâm Đồng). "Mỗi chuyến đi đều chuyên chở rất nhiều niềm tin và sự chia sẻ nên tụi mình chuẩn bị thật chỉn chu để người nhận lẫn người trao quà đều cảm thấy niềm vui, sống tích cực hơn", Trương Thư Hoàng trải lòng.
Theo Chủ tịch UBND P.Tân Thành (TP.Cà Mau) Huỳnh Thanh Pháp: "Cá nhân tôi và địa phương rất vui mừng vì sự tận tâm, chu đáo và nghĩa cử của Trương Thư Hoàng cùng nhóm "Hữu duyên Sài Gòn". Các anh chị đã đến và làm nhà, tặng quà, hỗ trợ học bổng cho các học sinh có thêm điều kiện đến trường. Mong rằng, "Hữu duyên Sài Gòn" sẽ phát triển và làm thêm các việc tử tế như vậy trong tương lai".